Gãy xương được coi là một bệnh lý liên quan ở mọi lứa tuổi. Trường hợp này đa số dễ bị tác động đôi khi không mong muốn, nếu hoạt động không cẩn thận là có thể dẫn đến gãy xương. Vậy qua bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu sự nguy hiểm nếu bị gãy xương thì sẽ ra sao nhé !
- ➥ BÀI LIÊN QUAN
Gãy xương là gì ?
Gãy xương là tình trạng xương bị tổn thương làm biến dạng cấu trúc (nứt, gãy, vỡ,..) phá hủy đột ngột dẫn tới gãy xương, làm gián đoạn truyền lực qua xương.Bệnh gồm có bốn loại gãy xương chính: di lệch – không di lệch, hở và kín.
Gãy xương di lệch và không di lệch liên quan đến kiểu xương vỡ. Trong gãy xương di lệch, xương tách ra thành hai hay nhiều phần và lệch làm cho hai đầu xương chỗ gãy không dính vào nhau. Trong gãy xương không di lệch, xương chỉ nứt một phần hoặc nứt hết theo chiều ngang, nhưng không chuyển và có thể duy trì liên kết giữa hai đầu xương gãy.
Gãy xương kín là tình trạng xương gãy nhưng không có vết thủng hay vết thương hở ra trên da. Ngược lại, gãy xương hở là tình trạng xương xuyên qua da, sau đó chỗ xương lồi có thể rút lại vào trong vết thương và không thể nhìn thấy qua da.
Gãy xương hở có nguy cơ gây nhiễm trùng xương ở trong sâu.
Phân loại gãy xương
Có nhiều cách phân loại gãy xương như phân loại theo tính chất thương tổn phần mềm thành gãy xương kín, gãy xương hở hoặc phân loại theo đặc điểm ổ gãy. Các phân loại bao gồm:
- Gãy bong: một cơ hoặc dây chằng kéo xương lên, làm gãy nó;
- Gãy vụn: xương vỡ thành nhiều mảnh;
- Gãy chèn ép (gãy lún): thường xảy ra trong các xương xốp ở cột sống, ví dụ như phần trước của một đốt sống có thể sụp do loãng xương;
- Gãy trật: khớp bị trật và một trong những xương của khớp bị gãy;
- Gãy cành tươi xương: gãy một phần ở bên xương, nhưng không vỡ hoàn toàn vì phần còn lại có thể uốn cong. Loại này phổ biến hơn ở trẻ em, vì xương mềm và đàn hồi hơn;
- Nứt xương: gãy một phần xương. Loại gãy xương này thường khó phát hiện (phải dùng X-quang);
- Gãy va chạm: khi xương gãy, một mảnh xương lạc chỗ khác;
- Gãy dọc: xương gãy dọc theo chiều dài xương;
- Gãy xiên: xương gãy theo đường chéo trục dọc;
- Gãy xương bệnh lý: khi một bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe làm suy yếu xương, dẫn đến gãy xương (gãy xương do bệnh/tình trạng làm suy yếu xương);
- Gãy xoắn: xương gãy mà có ít nhất một phần bị xoắn;
- Gãy do mệt mỏi: phổ biến ở các vận động viên hơn. Xương gãy do các căng thẳng và sức căng lặp đi lặp lại;
- Gãy Torus (gãy bánh bơ): xương biến dạng nhưng không vỡ, phổ biến ở trẻ em;
- Gãy ngang: xương gãy theo chiều ngang.
Nguyên nhân gây ra gãy xương
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta gãy xương. Hầu hết gãy xương đều do chấn thương, do lực uốn bẻ (hoặc xoắn vặn) trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên như: té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể thao, nhảy, múa,..
Nhưng cũng có trường hợp gãy xương tự nhiên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bệnh lý như: loãng xương, lao xương, u xương ác tính, viêm xương tủy, ung thư xương, xương thủy tinh,…
Gãy xương còn do hoạt động quá nhiều. Khi cơ thể hoạt động quá nhiều dẫn đến cơ bắp chịu nhiều áp lực lên xương, gây gãy xương. Gãy xương do mệt mỏi căng thẳng thường xảy ra phổ biến ở các vận động viên.
Do loãng xương: Không chỉ bệnh lý mà xương già, xương yếu cũng có thể tự gãy. Rất phổ biến ở người bị loãng xương, tuổi già, người không thể tự tổng hợp canxi..
Dấu hiệu nhận biết bị gãy xương
Các dấu hiệu của gãy xương phụ thuộc vào xương cụ thể và mức độ nghiêm trọng của chấn thương, nhưng có thể bao gồm các dấu hiệu sau:
Ba dấu hiệu chắc chắn gãy xương: (chỉ cần 1 dấu hiệu cũng có thể chẩn đoán được gãy xương)
- Biến dạng: chiều dài xương của vùng gãy ngắn hơn so với chiều dài tuyệt đối của xương bên lành hoặc bị xương bị lệch trục.
- Cử động bất thường: vùng xương gãy sẽ có những cử động sai hoặc không thể cử động.
- Tiếng lạo xạo: được cảm nhận từ các ngón tay của người khám khi ấn vào vùng xương gãy, nếu khám có dấu hiệu sẽ cho phép khẳng định là gãy xương nhưng thực tế không nên tìm dấu hiệu này vì gây đau đớn thậm chí làm tổn thương thêm phần mềm xung quanh.
Ba dấu hiệu không chắc chắn gãy xương
- Đau: sau khi bị gãy xương bệnh nhân thấy đau chói tại chỗ gãy
- Hạn chế hoặc mất vận động vùng xương gãy.
- Sưng, vết bầm tím: Vùng gãy sưng nề, càng đến muộn càng sưng nhiều và có thể kèm theo các nốt phồng thanh huyết.
Ngoài gãy xương, cần chú ý biến chứng và các tổn thương kèm theo như mạch máu, thần kinh (đa chấn thương).
Các dấu hiệu gãy xương bằng hình ảnh.
- Trên phim X quang chụp theo hai bình diện (tư thế khác nếu cần), lấy cả hai khớp của một thân xương; chụp cắt lớp cổ điển hoặc cộng hưởng từ (ít dùng) với các gãy phức tạp… đã cho thấy vị trí gãy, đường gãy, các di lệch.
- Cần chú ý đến các tổn thương sụn khớp, mô mềm.
Nếu bạn hoặc người thân của bạn có những dấu hiệu nghi ngờ trên, đây có thể là một trình trạng cần cấp cứu.
Đối tượng nguy cơ bệnh gãy xương
Khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi. Gãy xương gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Nguy cơ gãy xương phụ thuộc một phần vào lứa tuổi. Ở trẻ em, gãy xương thường xảy ra tuy nhiên ít phức tạp hơn so với người lớn. Ở người già, xương bị lão hóa trở nên giòn, dễ gãy nhất là khi ngã.
- Đối với trẻ em: xương giòn và yếu, cấu trúc xương chưa phát triển hoàn thiện nên khi gặp chấn động mạnh rất dễ bị gãy xương. Nhưng xương trẻ em thường nhanh lành hơn xương người lớn.
- Đối với người vị thành niên, trung niên: khi cấu trúc xương đã hoàn chỉnh nhưng nếu gặp chấn động mạnh cũng rất dễ dàng gây gãy xương.
- Người già: thường gãy xương do bệnh lý. Vì vậy, để cơ thể luôn khỏe mạnh, xương chắc khỏe, người cao tuổi phải uống sữa để bảo vệ khung xương, bổ sung canxi. Ngoài ra, phải thường xuyên tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe để xương luôn chắc khỏe.
Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi bị gãy xương
Các biện pháp chẩn đoán bệnh gãy xương
Chẩn đoán gãy xương kết hợp giữa việc thăm khám các dấu hiệu trên lâm sàng kết hợp với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.
- Thăm khám trên lâm sàng phát hiện triệu chứng điển hình của gãy xương. Bác sĩ lâm sàng sẽ khám, phân loại gãy xương đồng thời dựa vào tuổi tác và các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để kiểm tra tổn thương xương và các cơ quan lân cận đồng thời phân loại gãy xương để có phương pháp điều trị phù hợp. Những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng để chẩn đoán và xác định mức độ tổn thương của gãy xương như Xquang, CT, MRI mang lại hiệu quả và độ chính xác cao giúp xác định chính xác tổn thương của xương và ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.
- Xét nghiệm huyết học giúp đánh giá nguy cơ mất máu trong gãy xương. Xét nghiệm sinh hóa giúp xác định mức độ tổn thương, tình trạng nhiễm trùng giúp cho bác sĩ tiên lượng để có biện pháp điều trị phù hợp.
Các biện pháp điều trị bệnh gãy xương
Điều trị gãy xương bằng thuốc dân gian
Thuốc cao bó gãy xương
Nguyên liệu: Quế chi 400g, Lá Cúc tẳn 200g, Lá Ngải cứu 100g, Đại hồi 20g, Dầu thầu dấu (dấu Ve) 500g, Sáp ong 100g
Chủ trị: Bó gẫy xương (hành huyết, tiêu sưng, giảm đau, liền xương).
Cách dùng, liều lượng : Bốn vị thuốc đầu, sấy khô giòn trộn lẫn, tán bột mịn.
Sáp ong cho vào dầu Ve đun quấy cho tan hết, bắc ra để giảm bớt nóng cho dần thuốc bột vào dung dịch Sáp ong dầu Ve đánh đều thành thứ cao đặc như bánh dày. Sau đó đem dàn thuốc lên giấy dầu dày 3mm vừa đủ bó quanh chỗ xương gẫy, bó vào xung quang chỗ gây, đặt nẹp, băng cố định cho chặt. Khi nơi gây đã ổn định, ba ngày thay thuốc 1 lần.
Bột bồ thự lương
Bột Thự lương (bột cù Nâu) 1 kg Cơm nếp đủ bó vết thương
Chủ trị: Bó gẫy xương kín, gẫy xương hở đã được xử trí vô khuẩn, bằng thuốc điếu trị vết thương phần mềm, và xương đã được đưa vào đúng vị trí (hành huyết, tiêu sưng, giảm đau, liền xương).
Cách dùng, liều lượng: Củ Nâu gọt vỏ thái mỏng sấy khô tán bột mịn. Khi dùng: nấu cơm nếp hơi nát, trộn bột củ Nâu theo công thức: Cơm nếp nát 100g, Bột củ Nâu 20g
Hai thứ giã nát đều, Khi cơm còn đang nóng dát thành một bánh dài đủ bó chỗ xương gẫy, đặt thuốc lên vải gạc hoặc lá chuối, dàn đều bó vào xung quanh chỗ gẫy, đặt nẹp băng cố định cho chặt. Hai ngày thay thuốc 1 lần
Thuốc bó thanh táo
Lá thanh táo (tiếp cốt thảo) tươi
Chủ trị: Bó gẫy xương (tiêu viêm, hành huyết, giảm đau, liền xương).
Cách dùng, liều lượng: Hái lá và ngọn non liều lượng vừa đủ dùng cho vết thương, rửa sạch giã nhỏ, bó thuốc vào nơi gẫy, đặt nẹp, băng cố định cho chặt. Khi nơi xương gãy đã ổn định, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
XEM THÊM: SẢN PHẨM PHỤC HỒI XƯƠNG BỊ GÃY TỐT NHẤT SỐ 1 TẠI MỸ
Điều trị gãy xương theo phương pháp y học
Bác sĩ thường điều trị bệnh theo một nguyên tắc cơ bản: những mảnh xương vỡ được đưa trở về đúng vị trí và ngăn di lệch ra khỏi chỗ cho đến khi lành.
Các phần xương mới hình thành xung quanh phần bị gãy và làm lành vết thương.
Phẫu thuật đôi khi cũng cần thiết để điều trị gãy xương. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chỗ gãy, gãy “hở” hay “kín” và xương nào gãy.
Các bác sĩ sử dụng một loạt các phương pháp để điều trị gãy xương, bao gồm:
- Băng bột cố định: bột thạch cao hoặc sợi thủy tinh đúc là loại phổ biến nhất trong điều trị gãy xương vì hầu hết các xương vỡ có thể tự lành một khi chúng đã thay đổi vị trí. Một khuôn bột dùng để giữ cho các đầu gãy ở vị trí thích hợp trong khi vết nứt tự lành;
- Nẹp cố định: các khuôn bột hoặc nẹp sẽ hạn chế hoặc “kiểm soát” chuyển động của khớp gần đó. Cách điều trị này khá tốt cho một số loại gãy xương nhưng không phải tất cả;
- Kéo liên tục: lực kéo thường dùng để sắp xếp lại một hay nhiều xương bằng lực nhẹ, liên tục và ổn định;
- Cố định ngoài: trong loại phẫu thuật này, bác sĩ thường đặt đinh kim loại hoặc ốc vít vào phía trên và dưới xương gãy ở. Các đinh hoặc ốc vít kết dính với một thanh kim loại bên ngoài da để giữ các xương ở vị trí thích hợp trong khi chúng tự lành.Trong trường hợp xuất hiện tổn thương nặng ở da và mô mềm xung quanh chỗ gãy, bác sĩ sẽ dùng một vật cố định bên ngoài cho đến khi người bệnh có thể phẫu thuật được;
- Mổ hở và cố định trong: trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tái định các mảnh xương về vị trí bình thường và sau đó giữ chúng với các ốc vít đặc biệt hoặc các tấm kim loại ở bề mặt ngoài xương. Bác sĩ cũng có thể sắp xếp lại các mảnh vỡ bằng cách đặt một thanh kim loại vào khoang tủy ở trung tâm xương.
Những thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống có thể hạn chế diễn tiến của gãy xương
Ai cũng mong muốn mình có một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn đang trong tình trạng gãy xương thì hãy luôn giữ cho tình thần mình được ổn định và thư giãn nhất. Không nên đi lại, hoạt động nhiều ảnh hưởng đến phần xương bị gãy. Vì gãy xương thường để lại nhiều di chứng như rối loạn phát triển xương, phần xương bị yếu đi, hoạt động kém hơn người bình thường.
Bên cạnh đó, đối với những trường hợp băng bột, người bệnh phải chủ động tự chăm sóc bột tại nhà:
- Tránh để bột tiếp xúc trực tiếp với nước.
- Chi gãy cần được nghỉ ngơi mới lành xương được.
- Cần được hướng dẫn khi di chuyển như tập đi nạng đúng cách.
- Không mang vật nặng, không lái xe khi chưa lành hẳn.
- Cần khám bác sĩ ngay khi thấy đầu ngón chân, tay bị ê buốt, sưng tím.
- Nếu bị ngứa trong bột tuyệt đối không được chọc vật nhọn vào. Trường hợp này chỉ cần thổi một luồng gió vào (như máy sấy tóc).
- Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng chưa hàm lượng canxi cao, magie, chất kẽm, nhiều photpho: thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành, dầu thực vật, mỡ cá, cơm, khoai củ,..
Để xương mau hồi phục, bạn cũng cần bổ sung thực phẩm bảo vệ cho xương khớp nhờ Bi-JCare mà xương của bạn phục hồi nhanh chóng hơn. Trong Bi-JCare được các chuyên gia hàng đầu đến từ Mỹ nghiên cứu ra các hoạt chất Glucosamin-HCL kết hợp Boswellia Extrac, Collagen type II, Methyl sulfonyl methane (MSM), Chondroitin sulfat, Hyaluronic acid, Ginger Root Powder giúp tái tạo ra các dịch nhờn bôi trơn các khớp, phục hồi và liên hết sự linh hoạt cơ – gân – khớp. Có như vậy, xương bạn mới mau chóng phục hồi và lành hẳn
Bi-Jcare là một công thức đặc biệt đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong công tác phòng chống và chữa trị các bệnh lý xương khớp ngày càng gia tăng. Sản phẩm đã nhiều năm nghiên cứu và kiểm nghiệm thành công và được cục quản lý dược, bộ y tế FDA Hoa Kỳ chứng nhận và công bố sản phẩm đạt tiêu chuẩn và được lưu hành trên thị trường Mỹ nhiều năm nay.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Ngay sau khi bị chấn thương, lập tức đến nhanh cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ làm thủ tục xét nghiệm. Không nên để quá lâu sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến vùng bị gãy xương cũng như sức khỏe người bệnh.
Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn về bài viết này thông qua việc để lại bình luận ở dưới đây. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ ngay nhé. Mọi thông tin tư vấn xin liên hệ hotline: 0978.307.072
Pingback: Gai gót chân có chữa khỏi được không ? | thoaihoaxuongkhop